Khái niệm cơ bản Chi phí sử dụng vốn

Một khoản đầu tư được coi là đáng giá khi lợi tức trên vốn kỳ vọng phải lớn hơn chi phí sử dụng vốn. Với một số cơ hội đầu tư cạnh tranh, các nhà đầu tư được kỳ vọng sẽ bỏ vốn của mình vào hoạt động để tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác, chi phí sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà vốn có thể được mong đợi để kiếm được trong một khoản đầu tư thay thế tốt nhất có rủi ro tương đương, đây là chi phí cơ hội của vốn. Nếu một dự án có rủi ro tương tự với các hoạt động kinh doanh bình quân của một công ty, thì sẽ hợp lý khi sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty làm cơ sở để đánh giá hay chi phí sử dụng vốn là chi phí của một doanh nghiệp khi huy động vốn. Tuy nhiên, với những dự án bên ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, chi phí sử dụng vốn hiện hành có thể không phải là thước đo phù hợp để sử dụng, vì rủi ro của các doanh nghiệp là không giống nhau.[2]

Chứng khoán của một công ty thường bao gồm cả nợ lẫn vốn chủ sử hữu, vì vậy bắt buộc phải tính toán chi phí của nợ và chi phí của vốn chủ sở hữu nhằm xác định chi phí sử dụng vốn của một công ty. Điều quan trọng là cả chi phí về nợ lẫn vốn chủ sở hữu đều phải hướng tới tương lai và phản ánh kỳ vọng rủi ro và lợi nhuận trong tương lai. Điều này có nghĩa, ví dụ, chi phí nợ trong quá khứ không phải là một chỉ báo tốt về chi phí nợ thực tế trong tương lai.

Khi đã xác định được chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu, có thể tính toán được sự pha trộn của chúng, chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC). WACC có thể được sử dụng như lãi suất chiết khấu cho các dòng tiền tự do dự kiến của một dự án cho doanh nghiệp.